• Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
prev next
 

Lạc Pháp

 
 
Jun 19
129337454 129337454

Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật sống trong một thời đại, có thể nói, rất là nhiễu nhương. Cái xã hội thời bấy giờ vô cùng là tạp nhạp, đa số Chúng Sanh trong đó đều nghèo hèn, rách rưới, sự hiểu biết rất là thô thiển, trình độ kiến thức thật thấp thỏi. Những người giàu sang, trưởng giả, quyền uy, chiếm ngự một tầng lớp không đông đảo lắm, và họ không sở hữu một kiến thức dồi dào, phong phú. Phần lớn Chúng Sanh không thông hiểu được những nguyên tắc căn bản của cuộc sống làm Người, cũng như phải hành xử cái tư cách NGƯỜI như thế nào để chứng tỏ rằng mình xứng đáng hiện diện trên cõi Đời.

Khi đã đắc Đạo, được tôn xưng là PHẬT, tức là một Đấng với một Trí Huệ sáng rực, tỏa sáng và soi thấu khắp mọi Loài, Đức Bổn Sư rất đau lòng xót dạ trước một số quá lớn Chúng Sanh hết lòng ngưỡng mộ Ngài, và rất mong mỏi được tiếp nhận những lời chỉ dạy của Ngài. Đoàn Tăng Lữ bao gồm những người tình nguyện Cắt Ái Ly Gia giống như Ngài, và một số khác không nhỏ, vẫn tha thiết với Đạo, muốn hòa nhập vào Đạo, nhưng vẫn còn ràng buộc với gia đình, với cuộc sống, với Cuộc Đời. Họ hoàn toàn không Cắt Ái Ly Gia.

Để có thể dễ dàng lãnh đạo, chỉ huy cái đoàn Tăng Lữ lớn lao này, Đức Bổn Sư đã phân chia làm hai nhóm:

  • Nhóm Cắt Ái Ly Gia
  • Nhóm không Cắt Ái Ly Gia

Mỗi nhóm bắt buộc phải theo những nguyên tắc, những luật lệ do Đức Bổn Sư quy định. Đây chính là cơ hội để cho Ngài đề ra những Giới Luật có tính cách dạy dỗ, giáo dục và truyền bá sự hiểu biết cho đại đa số tầng lớp Chúng Sanh còn quá ư kém cỏi, mờ mịt về mọi phương diện từ vật chất lẫn tinh thần.

Nhóm Cắt Ái Ly Gia quyết noi theo gương của Đức Bổn Sư để tu tập và mong cầu một Trí Huệ tỏa sáng như Ngài; do đó phải chịu sự chi phối của hằng trăm Giới Luật rất chặt chẽ, rất là tế nhị, phải chịu ép mình vào một khuôn khổ thật cứng rắn để tôi luyện từ li từ tí cái Tâm, cái Ý, cái Tánh của mình ngõ hầu làm phát sáng cái Trí Huệ, làm tỏa rộng cái tánh chất Phật, để xứng đáng hành xử vai trò thay thế Phật mà dắt dìu Chúng Sanh trong tương lai.

Đối với nhóm không Cắt Ái Ly Gia, Đức Bổn Sư cũng đã đặt ra một Giới Luật riêng biệt cho những người mới làm quen với việc tu tập. Trong chiều hướng dạy dỗ, giáo dục, Đức Bổn Sư đã đem sự hiểu biết đặt vào những Người trong nhóm này qua 5 Giới Luật mà Người Đời thường hay gọi là NGŨ GIỚI.


+ 90